Các khu nuôi giun đỏ là nơi diễn ra các thực hành xanh trong quá trình xử lý phân thải theo hướng “tái sử dụng” nhằm thu hồi dinh dưỡng thông qua tác nhân sinh học (giun đỏ/giun quế).
Ngay từ khi mới triển khai Chương trình, việc xây dựng các khu vực riêng cho tái sử dụng phân chuồng để nuôi giun đã được đặt ra trong các khu chăn nuôi được lựa chọn. Các thực hành xanh trong nuôi giun đỏ có thể kể đến như:
- Thực hành xây dựng chuồng trại (đảm bảo độ thoáng mát nhưng phải có che chắn, độ sạch và trung tính của nước tưới, xử lý nền chuồng hợp lý và khoa học)
- Chuẩn bị dụng cụ nuôi (dụng cụ xới nhẹ, tấm che phủ từ thực vật, dụng cụ tưới hoa sen…)
- Chuẩn bị chất nền, chất độn (đánh giá nguồn phân, chất độn từ rơm rạ, rau cỏ và phụ phẩm nông nghiệp, các phương pháp ủ, loại amoniac trong nước tiểu gia súc)
- Chuẩn bị thả sinh khối giun vào luống nuôi
- Chăm sóc, cho ăn và duy trì độ ẩm
- Nhận biết dấu hiệu bất thường, phòng bệnh và xử lý giun bệnh
- Thu hoạch, bảo quản và sử dụng giun
Để tăng cao tính hiệu quả trong nhân nuôi giun quế, OGAF đã sử dụng thêm một số chủng men vi sinh để tăng hiệu quả quá trình ủ phân và chất độn từ thực vật. Điều này làm tăng sinh khối và sức sống cho giun trong các luống nuôi một cách rõ rệt.
Hiện nay, giun đỏ/giun quế đã trở thành một nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt cho các loại vật nuôi trong các khu nuôi thuộc OGAF bên cạnh các nguồn cung cấp đạm khác .
Trong buổi đánh giá các thực hành xanh đối với sử dụng thảo dược, Ban kỹ thuật cũng đã phân tích các ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế của sử dụng thảo dược, đồng thời khuyến nghị bổ sung một số loại thảo dược khác vào danh mục đã sử dụng.
Trong thời gian tới, các loại thảo dược có công dụng tốt vẫn sẽ tiếp tục được sưu tầm và bổ sung trong danh mục.