Đánh giá hiệu quả các khu nhân nuôi giun từ nguồn phân và phụ phẩm hữu cơ

Ngày 1/7/2018, tại khu Chăn nuôi số 2 đã tổ chức buổi đánh giá hiệu quả hoạt động của khu nhân nuôi giun làm thức ăn cho vật nuôi hữu cơ.

Được lên kế hoạch xây dựng từ ngay giai đoạn đầu xây dựng Chương trình, các khu nhân nuôi giun được xem như một mắt xích quan trọng trong chuỗi các hợp phần bổ trợ của hoạt động chăn nuôi thực xanh. Phần lớn các khu nuôi có quy mô diện tích vừa và nhỏ nhưng luôn đề cao tính hiệu quả thông qua các thực hành nhân nuôi đúng đắn và khoa học. Từ giống giun, chất lượng lớp nền đến thiết kế khay/dãy nuôi đều được lựa chọn từ những nguồn đảm bảo và bố trí sắp xếp linh hoạt.

Giai đoạn đầu đã nuôi song song hai nhóm giun chính là giun đất tại địa phương và giun quế (giun đỏ) nhằm làm cơ sở đối chứng và cũng nhằm đảm bảo luôn duy trì nguồn giun trong mọi trường hợp (do giun đất có sức chống chịu cao hơn với mọi điều kiện biến thiên khí hậu vùng rừng núi). Bên cạnh nguồn phân gia súc tại chỗ, các loại phụ phẩm như thân lá và bã xác thực vật của quá trình canh tác hữu cơ và hướng hữu cơ cũng được tận dụng làm chất nền. Quá trình ủ, xử lý chất nền là ủ hỗn hợp: ủ nóng và ủ nguội

Buổi đánh giá đã tập trung xem xét các nội dung và tiêu chí

  • Tỷ lệ xử lý phân đầu vào.
  • Tốc độ gia tăng sinh khối trung bình
  • Khả năng đáp ứng của nguồn chất nền hữu cơ tại chỗ (phân, thân lá thực vật)
  • Hiệu quả trong việc sử dụng nguồn phân giun sau nhân nuôi đối với cây trồng hữu cơ (chủ yếu là cỏ cho đại gia súc và một số loại rau cho gà)
  • Khả năng mở rộng, tăng khối lượng giun nuôi

Các kết quả đánh giá sẽ được thảo luận nhằm tiếp tục cải thiện quy trình nhân nuôi.