Đánh giá kết quả sử dụng lá thầu dầu tía một số cây lá thảo dược trong phòng và trị bệnh cho cá nuôi thực xanh theo nguyên tắc hữu cơ

Ngày 28/2/2018 Ban kỹ thuật của OGAF đã đánh giá kết quả sử dụng lá cây thầu dầu tía và một số loại cây có công năng phòng và trị một số bệnh cho cá nuôi theo nguyên tắc hữu cơ trong các khu lồng nuôi thực xanh.
Tác dụng tích cực của lá thầu dầu tía cùng một số cây thân gỗ và thân thảo đối với sức khỏe cá nuôi trong ao từ lâu đã được biết đến. Một số loại lá còn được sử dụng sớm, ngay trong thời điểm cải tạo ao nuôi (lấn bùn) như lá xoan giúp tăng hiệu quả phòng trị bệnh. Mặc dù môi trường nước trong các lồng nuôi trên sông và hồ lớn là tốt hơn nhiều so với ao nuôi, đặc biệt là đối với những lồng nuôi hữu cơ và cận hữu cơ, nhưng để đảm bảo loại trừ mọi rủi ro nhiễm bệnh, việc đánh giá và sử dụng các loại thực vật này vẫn được coi trọng.
Trong thực tế, tại cac khu lồng nuôi thực xanh C01 và C02 các loại bệnh và ký sinh trùng như loét mang, đốm đỏ, trùng mỏ neo, trùng bánh xe hầu như không mắc phải trên cá do sử dụng lá thầu dầu và lá xoan ngâm trong lồng. Để có tác dụng phòng bệnh, đối với lá thàu dầu tía và lá xoan định kỳ 15 ngày có thể ngâm một lần phía đầu dòng chảy. Khi có dấu hiệu bị bệnh có thể tăng lượng lá và thời gian ngâm. Lá non có tác dụng tốt hơn lá già.
Đợt đánh giá này cũng ghi nhận tác dụng tốt của một số loại thảo dược khác như tỏi (phòng trị bệnh đường ruột, sình bụng), rau sam (chữa viêm ruột cho cá trắm cỏ-trắm trắng). Các loại lá thảo dược này nếu được sử dụng kịp thời và đúng đắn sẽ giúp giảm rất nhiều rủi ro phải sử dụng kháng sinh và thuốc thủy sản đối với một số bệnh thường gặp. Mặc dù vậy, để có một mô hình nuôi không xanh kháng sinh bền vững thì thảo dược vẫn là chưa đủ nếu thiếu đi việc đảm bảo chất lượng môi trường nước trong sạch, quản lý quy trình nuôi tốt, chế độ dinh dưỡng tạo sức đề kháng tự nhiên cho cá được đảm bảo một cách khoa học với tính xanh, tính hữu cơ cao.